Những 'điểm mù' sau 50 năm thảm sát Munich
Ngày 30.12, Q.10 (TP.HCM) tổ chức lễ công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.Theo phương án sắp xếp, Q.10 nhập toàn bộ diện tích, dân số của P.7 vào P.6. Sau khi nhập, P.6 có diện tích là 0,33 km2 và dân số là 30.756 người. Nhập toàn bộ diện tích, dân số của P.5 vào P.8. Sau khi nhập, P.8 có diện tích là 0,31 km2 và dân số là 30.756 người. Nhập toàn bộ diện tích, dân số của P.11 vào P.10. Sau khi nhập, P.10 có diện tích là 0,4 km2 và dân số là 36.599 người. Sau khi sắp xếp, Q.10 có 11 phường. Bà N.N.L (người dân khu phố 1, P.6) cho hay, việc sáp nhập phường giúp tiện lợi cho người dân, cơ cấu lại đội ngũ làm việc, tinh gọn bộ máy, người dân đỡ phiền hà."Việc sáp nhập phường cũng có cái bất tiện là thay đổi giấy tờ cho bà con. Chính quyền phải hỗ trợ cho bà con việc này. Diện tích địa bàn phường lớn hơn thì những người công tác khu phố sẽ cực thêm, thời gian đầu có hơi cập rập nhưng dần dần cũng ổn", bà L. nói.Còn ông Trần Thanh Son (người dân P.5 cũ, nay là P.8) cho rằng, sáp nhập phường là chủ trương lớn của Nhà nước, người dân được tuyên truyền cũng hiểu và đồng tình cao. Việc sáp nhập phường này phù hợp với điều kiện địa lý, tình hình dân cư. "Nói chung, tôi thấy sáp nhập phường cũng có khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu do còn mới. Nhưng tôi thấy chính quyền phường cũng hỗ trợ người dân sao cho thuận tiện nhất, giấy tờ hành chính nếu cần đổi cũng sẽ được phường, quận hỗ trợ cấp mới", ông Son chia sẻ.Bí thư Quận ủy Q.10 Lê Văn Minh cho biết, đây là lần thứ 4, Q.10 thực hiện sáp nhập phường, truyền thống sau khi sắp xếp là ổn định nhanh bộ máy, sắp xếp trụ sở, cơ sở vật chất phục vụ người dân, tập trung các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội… Lãnh đạo Q.10 yêu cầu cần đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến rộng rãi để cán bộ, đảng viên và người dân, đặc biệt ở các phường sắp xếp, sáp nhập, hiểu rõ và đồng thuận khi thực hiện Nghị quyết 1278. Đồng thời, phải theo dõi, phản ánh kịp thời tâm tư của cán bộ, công chức và người lao động, nhất là về việc bố trí công việc, tinh giản biên chế và giải quyết chế độ chính sách cho những người bị ảnh hưởng."Một số cán bộ đã tình nguyện lùi lại một bước, chấp nhận vị trí, chức danh thấp hơn để thể hiện trách nhiệm cùng hệ thống chính trị trong việc sắp xếp phường lần này", ông Minh nói.Mô hình AI giúp người chết có thể 'nói chuyện'
Trên khu vực Nam bộ, mưa có thể xảy ra trên nhiều địa phương ở cả miền Đông và Tây Nam bộ như: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 18.1.2024
Ngày 25.1, tin từ Công an TP.Cần Thơ cho biết Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Cần Thơ vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thanh Phú, Đỗ Đoàn Thiên Vương (cùng là cựu cán bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương - chi nhánh Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) và Huỳnh Nhất Tâm (người môi giới, mua bán bất động sản), để điều tra về hành vi đưa và nhận hối lộ. Theo kết quả điều tra ban đầu, vụ việc đưa và nhận hối lộ nói trên xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương (Saigonbank) chi nhánh Q.Thốt Nốt từ năm 2021 đến 2023. Trong thời gian này, Huỳnh Nhất Tâm có nhiều hồ sơ vay vốn ở nhiều ngân hàng nên không thể đứng tên tất cả các hồ sơ để vay vốn tại Saigonbank. Do đó, Tâm liên hệ nhờ một số cá nhân là bạn bè, người thân đứng tên thế chấp tài sản quyền sử dụng đất vay tiền giúp mình tại Saigonbank chi nhánh Q.Thốt Nốt.Trong khi đó, những người đứng tên hồ sơ vay vốn cho Tâm cũng không đủ điều kiện vay vốn; đồng thời tài sản thế chấp theo quy định của Saigonbank có giá trị không đủ để cho vay số tiền theo yêu cầu của Tâm. Vì thế, để được vay số tiền cao hơn giá trị tài sản thế chấp, Tâm cấu kết với Đỗ Đoàn Thiên Vương và Nguyễn Thanh Phú làm hồ sơ vay vốn không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Saigonbank.Để cảm ơn, Tâm chuyển cho Đỗ Đoàn Thiên Vương và Nguyễn Thanh Phú tổng số tiền gần 1,5 tỉ đồng trả công cho việc thực hiện các hồ sơ thế chấp vay ngân hàng không đúng quy định. Vụ việc đang được Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.Cần Thơ tiếp tục điều tra mở rộng, xử lý theo quy định pháp luật.
Ngày 6.3, UBND H.Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết các cơ quan chức năng của huyện và tỉnh Lâm Đồng đang phối hợp điều tra làm rõ vụ 174 cây thông 3 lá hàng chục năm tuổi tại Tiểu khu 614 (xã Lộc Ngãi, H.Bảo Lâm) bị đầu độc bằng hóa chất đang chết khô.Hạt Kiểm lâm H.Bảo Lâm cho biết đã phối hợp với các cơ quan chức năng, khám nghiệm hiện trường vụ việc. Rừng thông 3 lá bị khoan lỗ, đổ hóa chất đầu độc chết khô thuộc lâm phần quản lý, bảo vệ của Công ty CP Hà Phong (đóng tại thôn 13, xã Lộc Ngãi), sát cạnh vườn cà phê xanh tốt của người dân.Thống kê có tổng cộng 174 cây thông 3 lá trên diện tích khoảng 2 ha bị "lâm tặc" đầu độc chết khô không thể cứu chữa; khối lượng gỗ bị thiệt hại ước tính 291 m3. Cơ quan kiểm lâm nhận định vụ đầu độc hàng trăm cây thông 3 lá là để chiếm đất trồng cà phê. Tại hiện trường, có phần diện tích rừng thông bị đầu độc đã được trồng xen cây cà phê.Cũng theo Hạt Kiểm lâm H.Bảo Lâm, vụ đầu độc rừng thông này được cơ quan chức năng phát hiện vào ngày 14.2. Qua điều tra bước đầu, các đối tượng "lâm tặc" lợi dụng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trong khoảng thời gian từ 26 đến 28 Tết để khoan lỗ đầu độc rừng thông. Sau khi phát hiện, Hạt Kiểm lâm và Công ty CP Hà Phong triển khai các biện giải độc để cứu chữa rừng thông nhưng bất thành.Sau khi nắm được vụ việc, UBND H.Bảo Lâm giao các cơ quan chức năng liên quan phối hợp với UBND xã Lộc Ngãi, Công an xã và Công ty CP Hà Phong khẩn trương điều tra, xác định thủ phạm vụ phá rừng. Yêu cầu UBND xã Lộc Ngãi và Công ty CP Hà Phong hoàn thiện báo cáo xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ đầu độc rừng thông.
Đắm chìm trong không gian văn học cổ điển với lối kiến trúc đậm chất châu Âu
Thời điểm này, măng cụt xanh mới có nên số lượng chưa nhiều, không đủ để bán cho khách. So với năm ngoái, năm nay giá cao hơn từ 20.000/kg - 30.000 đồng/kg vì nguồn cung hạn chế.